Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Định nghĩa card màn hình máy tính và các thông tin liên quan

Khái niệm Card màn hình máy tính 
- Là thiết bị chuyên nhiệm vụ xử lý thông tin liên quan đến hình ảnh trong máy tính. Card màn hình hay còn gọi là card đồ họa xử lý thông qua cổng kết nối với màn hình LCD hay CRT để giúp hiển thị hình ảnh lên màn hình cho người sử dụng có thể xử lý thông tin trên đó. Có 2 loại căn bản là card onboard-IPGcạc rời.
Card onboard : tích hợp trên Mainboard.
Card rời : Độc lập, có thể tháo rời và dễ dàng thay thế bởi các card có cùng tính chất tương tự.

Thông tin về Card màn hình onboard : 
     Các nhà sản xuất chủ yếu bao gồm: Intel, Nvidia, Ati (AMD đã mua) và VIA. Trong đó Intel chiếm phần lớn thị trường ở trên thế giới bao gồm cả Việt Nam. Intel có truyền thống lâu đời và đầu tư sâu cho công nghệ này. Đặc điểm là card onboard tích hợp trong các Case giá rẻ và trong các Laptop bình dân. Chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của những người chỉ xử lý văn bản (office) và các ứng dụng không đòi hỏi đồ họa cao. Thị phần thứ 2 sau Intel là Nvidia và Ati, còn VIA chỉ chiếm một phần nhỏ của thị trường.
card màn hình máy tính onboard,card man hinh may tinh onboard
Card màn hình máy tính onboard Intel
     Thông thường nghe tới card onboard là người ta nghĩ ngay rằng mức độ xử lý hình ảnh hạn chế, quả thật là vậy, không thể so sánh một card onboard với sức mạnh của một card rời nhưng một thông tin bạn nên biết là hiệu năng của cạc onboard Nvidia, Ati vẫn mạnh hơn so với Intel. Tuy nhiên vài năm gần đây Nvidia chỉ còn các chipset tích hợp đồ họa trong các phân bản máy tính cấu trúc Core cũ nên thị trường card onboard chỉ còn là cuộc đua của Intel và Ati.

     Giai đoạn vừa qua Intel đã sản xuất CPU có tên thương mại rất phổ biến hiện nay là core i3 - i5 -i7, các card tích hợp theo có tên là Intel GMA HD, được nâng cấp từ GMA X4500 HD và được dùng trong chipset G43/G41. Ati có dòng sản phẩn IGP làm đối trọng với các thương hiệu là Radeon HD 4200 và GeForce 9400 của Nvidia.

     Lựa chon card onboard thì nên mua card đồ họa hỗ trợ HD để xem Video tốt nhất. 

Thông tin về Card màn hình rời :
     Hai hãng sản xuất card rời chủ yếu là Nvidia và Ati với thương mại là GeForce và Radeon HD. Năm 2010 AMD đã thâu tóm nhà sản xuất Ati và quyết định thay thế bằng nhãn hiệu mới là AMD.
card màn hình máy tinh rời
Card rời 
     Bộ xử lí đồ họa GPU, giao tiếp kết nối và nguồn phụ, bộ nhớ Video là 3 thông số cần nắm rõ khi đánh giá về một cạc rời bất kỳ.

      Thôn số Bộ xử lý GPU : Làn  bộ phận tạo nên sức mạnh xử lý của Card rời, có thể nói nó có đầy đủ các "bộ phận" như một CPU máy tính của chúng ta. Có 2 nhãn hiệu chính đang chạy đua trong thị trường card màn hình máy tính rời là Nvidia và Ati, với việc liên tục cho "xuất xưởng" những dòng GPU cao cấp mới với tính năng tốc độ xử lý nhanh, tiết kiệm năng lượng và hỗ trợ nhiều ứng dụng. Công nghệ sản xuất ngày càng nhỏ với việc rút xuống liên tục từ 40nm - 32 nm nay đã có GPU với chỉ 28nm để nâng cao hiệu suất tiết kiệm năng lượng - một thông số rất được người dùng quan tâm. card đồ họa

     Các đồ họa yếu tố Hỗ trợ DirectX 10 hoặc hỗ trợ luôn cả DirectX 11 là 1 trong các yếu tố khi bạn so sánh các card màn hình có cùng mức công nghê: 
NVIDIA: dòng GeForce 4XX hỗ trợ DirectX 11, 
GeForce 3XX và 2XX có loại hỗ trợ DirectX 10.1 và có loại hỗ trợ DirectX 10 … 
AMD: dòng Radeon HD 5XXX hỗ trợ DirectX11
Radeon HD 4XXX hỗ trợ DirectX 10.1
Radeon HD HD3XXX và 2XXX hỗ trợ DirectX 10 … 
Hiện nay với hệ điều hành Windows 7 đã hổ trợ DirectX11 nên bạn cần quan tâm là phần mềm có hổ trợ không.
card rời hỗ trợ directx10
    Thôn tin cần biết về Bộ nhớ Video : Đây có thể nói là thành phần không thể thiếu trong card màn hình rời. Khi có bộ nhớ càng nhiều và tốc độ càng cao thì sẽ hổ trợ rất nhiều cho những dữ liệu tính toán và những dữ liệu chờ đưa ra màn hình. 
Bộ nhớ Video nhanh nhất hiện nay là GDDR5. Để hạ giá thành của card màn hình, NVIDIA và AMD có khi lại dùng bộ nhớ Video cấp khác như: DDR2, GDDR, GDDR3 ..

     GDDR5 khác với DDR ở tốc độ xung nhịp và tốc độ. Thông thường card màn hình dùng bộ nhớ Video GDDR5 có tốc độ 4000MHz thì chúng ta hiểu tốc độ DDR là 4000MHz nhưng tốc độ xung nhịp chỉ là 1/4 tức là 1000MHz. Bên cạnh dung lượng bộ nhớ và tốc độ, cần quan tâm đến Bus bộ nhớ Video. Bus càng lớn càng tốt, ít nhất là 64-bit, 128-bit và 256-bit. Những cạc màn hình cao cấp của NVIDIA thường có bus 384-bit, card đồ họa đôi SLI có khi lên đến 512bit.

     Giao tiếp kết nối Motherboard Phổ biến nhất hiện nay là PCI Express. PCI Express 2.0 có băng thông gấp 2 lần so với PCI Express 1.0. Nhiều Motherboard có 1,2 hoặc 4 làn PCI Express. PCI Express mới nhất hiện nay là PCI Express 3.0.
nguồn phụ card rời
Nguồn phụ cho card rời đồ họa
     Nguồn phụ : Nhiều Card màn hình máy tính rời sẽ cần có thêm đầu nối nguồn phụ để cung cấp thêm điện năng khi PCI-e không cung cấp đủ. Mỗi khe PCIe chỉ cấp điện năng khoảng 75W, nếu card màn hình yêu cầu công suất lớn hơn 75W thì nó sẽ có thêm đầu nối nguồn phụ. Người dùng cần xác định xem PSU - bộ nguồn máy tính của mình - có đủ công suất cấp cho toàn bộ hệ thống hay không. Card đồ họa Computer
Tony Nguyễn's Blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét