Kỹ năng viết bài chuẩn Seo là điều rất quan trọng cho một trang web, cho một người làm marketing online, Seo . Một bài viết chuẩn Seo không những đầy đủ thông tin, nội dung độc đáo mà còn giúp tăng traffic mang lại hiệu quả lớn cho một trang web
1. Hiểu được mình sẽ viết gì ✍
Mục tiêu chính của bài viết là cung cấp những thông tin bổ ích cho độc giả. vì thế trước khi “đặt bút” viết bất cứ một cái gì thì bạn nên dành ra khoảng một lượng thời gian nhất định xem xét rằng mình sẽ viết gì, nội dung như thế nào, giá trị cung cấp cho độc giả ra sao, những ai cần xem nó và quan trọng là nó có phù hợp với xu hướng hiện tại hay không.Các blogger chúng ta đôi khi mắc một sai lầm phổ biến đó là tập trung quá nhiều vào việc tạo ra nội dung để phục vụ người đọc nhưng lại không thật sự dành ra tối đa thời gian để chăm chút phần nội dung cho nó. Một bài viết được gọi là chất lượng khi nó vừa diễn đạt đầy đủ và chuyên sâu những nội dung từ blogger gửi gắm tới người đọc và nó phải được nhiều người ủng hộ – nghĩa là nhiều người thích nó. Dưới đây là một số 5 nội dung có thể khiến độc giả quan tâm:
- Viết hướng dẫn – tutorials chi tiết về một chủ đề nào đó.
- Viết về những sự kiện nào đó có thể gây tranh cãi. Cách này hơi nguy hiểm nhưng rất có hiệu quả.
- Viết bài theo kiểu danh sách như “50 thủ thuật SEO tối ưu hòa Web”, “6 thủ thuật Seo khiến website bị banned” "Cách Seo từ khóa".
- Viết lại và bổ sung chi tiết cho những tin tức đang hot trên thị trường.
- Quăng gạch ném tạ những bài viết khác hoặc những vấn đề nào đó.
Có một vài kiểu trong 5 cách trên có thể không tốt cho việc SEO, nhưng nó có thể khiến độc giả của bạn thích thú. Vì vậy muốn được Google ưu ái, website của bạn phải được sự ưu ái của các độc giả trước.2. Sử dụng từ khóa chính xác với mật độ thích hợp ✍
Từ khóa là cốt lõi của công việc SEO và SEO nghĩa là phương pháp khai thác từ khóa hiệu quả. Vì vậy nếu muốn bài viết của bạn được thứ hạng cao trên máy tìm kiếm thì bạn phải nhận thức ngay về tầm quan trọng của nó trong bài viết.
Một từ khóa chính xác nghĩa là nó phải miêu tả đúng nội dung trong bài viết của bạn để diễn đạt, các từ khóa này không nhất thiết phải là dài hay ngắn, miễn sao nó phù hợp với mục đích sử dụng của bạn. Theo lời khuyên của mình thì bạn không nên sử dụng các từ khóa ngắn chung chung như “nấu ăn”, “viết blog”, “bán hàng”..v.v..mà hãy sử dụng một cụm từ khóa miêu tả chính xác như “Cách nấu món bún bò Huế”, “Hướng dẫn viết blog kiếm tiền”, “Kỹ năng bán hàng trên mạng”…Bởi theo nghiên cứu cho thấy, kinh nghiệm sử dụng Google của mọi người dùng Internet tại Việt Nam và trên thế giới đã tăng cao, vì thế họ đã không còn sử dụng các phương pháp tìm kiếm với các từ khóa chung chung nữa mà sẽ tập trung vào các từ khóa đúng với mục đích của họ.Về mật độ từ khóa (keyword density) thì trước tiên mình cần nhắc lạicông thức tính tỷ lệ mật độ từ khóa (keyword density) như sau:Keyword Density = (Nkr/Tkn)*100
Keyword Density: Nghĩa là mật độ của từ khóa, biểu diễn bằng đơn vị %Nkr: Số lần lặp lại của một từ khóaTkn: Tổng số từ trong văn bảnVí dụ nếu mình có một đoạn văn 2.500 chữ với một từ khóa lặp lại 15 lần thì mình tính như sau(15/2500)*100 = 0,6%. Đây chính là tỷ lệ mật độ từ khóa có trong bài viết.Ngoài ra còn rất nhiều cách tính phức tạp khác để sử dụng vào nhiều trường hợp khác nhau, mình sẽ đề cập tới nó vào bài viết khác.
Click vào đây để xem ảnh gốc. |
Nếu bạn đặt ra mục tiêu là phải SEO blog lên top tìm kiếm và khi nào nhận được các lượt truy cập từ máy tìm kiếm nghĩa là thành công. Nhưng trong quá trình SEO, bạn không nên chờ đợi các lượt truy cập đến từ máy tìm kiếm mà thay vào đó là tìm đủ mọi cách để tăng lượt truy cập ngay trong những ngày đầu triển khai blog, điều đó vô cùng có lợi trong việc đánh giá thứ hạng website của bạn trên máy tìm kiếm.Như mình đã nói ở bài về Google Panda,Return Visitor bây giờ luôn được đánh giá cao và nó là một trong những nguyên nhân khiến cho một số website tuy không được tối ưu hóa tốt nhưng vẫn đạt thứ hạng cao sau khi thuật toán Google Panda cập nhật. Đó chính là nhờ vào việc họ có những nội dung chất lượng để cho những khách truy cập phải thường xuyên ghé thăm website bạn đều đặn. Nếu bạn muốn tìm kiếm cho mình một số return visitor, hãy tranh thủ thời gian gửi bài lên các mạng xã hội và gào thét hô hào bạn bè vào đọc, dĩ nhiên là nếu họ đã thích rồi thì bạn đã có ngay một return visitor vô cùng có giá trị.Có một số ý kiến cho rằng lượt truy cập ở các mạng xã hội là không thật sự lâu dài, nhưng nếu bạn làm đều đặn công việc gửi những bài viết có giá trị lên đó thì bạn sẽ nhận được rất nhiều return visitor. Tại sao? giả sử như tài khoản facebook của bạn có 500 người bạn, khi bạn đăng tải lên thì có 50 người có thói quen nhấp vào các liên kết của bạn, và dĩ nhiên khi bạn gửi các bài viết của bạn lần thứ 2, lần thứ 3 thì họ vẫn nhấp vào để xem, đó là Return Visitor. Chưa kể nếu họ thích các bài viết từ bạn, thì họ sẽ theo dõi tất cả những gì bạn đăng tải lên.4. Tối ưu hóa thẻ title và meta descriptions ✍
Thẻ title được xem như là “bộ mặt” của blog bạn trên các máy tìm kiếm khi nó sẽ hiển thị ra trang kết quả tìm kiếm. Nếu title bài viết của bạn được viết thật hấp dẫn thì sẽ có nhiều người click vô liên kết của bạn khi họ thấy nó. Mặt khác, nó cũng là đặc điểm chính để các máy tìm kiếm xác định nội dung của bài viết để so sánh sự tương quan của nó. Vì vậy nếu bạn muốn kết quả của mình hiển thị ở những trang đầu tiên của máy tìm kiếm thì hãy tối ưu hóa thẻ title thật tốt.Tối ưu hóa thẻ title nghĩa là sao?Nghĩa là thẻ title của bạn phải chứa một từ khóa trọng tâm của bài viết, mang độ dài không quá 65 ký tự và quan trọng nhất là người xem bình thường phải hiểu được nó (không hiểu thì sao mà họ muốn click vào). Mặt khác, nếu muốn từ khóa của bạn chiếm ưu thế thì nên đặt từ khóa lên đầu tiên của bài viết, ví dụ như sau:
- Công thức nấu các món ăn cho mùa hè
- Thuật toán Google Panda và 7 bí mật nằm sau nó
- Hướng dẫn làm trang bán hàng với plugin Ecwid
Hướng dẫn cài đặt blog WordPress chi tiết có hình ảnh và cách tối ưu hóa blog WordPress, cách cài đặt blog WordPress trên hosting sử dụng cPanelX.
Nhưng theo kinh nghiệm của mình thì nếu bạn tối ưu hóa thẻ title tối đa nhưng không miêu tả được nội dung của blog thì bạn nên tiến hành miêu tả thêm ở thẻ meta descriptions, không nhất thiết phải chèn các từ khóa quan trọng. Ví dụ như nếu mình có title bài viết là “Công thức nấu các món ăn cho mùa hè” thì mình sẽ miêu tả thêm ở thẻ meta descriptions là “Hướng dẫn nấu các món chè ăn giải khát cho mùa hè, công thức các món canh giải nhiệt“Bonus: Cách sử dụng category và tag phù hợpQuyết định đăng hoặc bỏ bài viết ☠
Sau khi bạn đã làm tất cả những việc làm ở trên và bạn đã có trong tay một bài viết hoàn chỉnh, vậy lúc này bạn nên quyết định xem nên đăng nó lên blog để phục vụ những độc giả đang háo hức đợi từng bài viết của bạn hay chấp nhận quăng nó vào sọt rác.Tại sao lại có lựa chọn bỏ bài viết ở đây?Không ai muốn một bài viết nào của mình phải bỏ đi cả vì nó là những công sức và tâm huyết của mình khi lên kế hoạch viết một bài. Đăng bài liên tục là một cách tốt để duy trì lượt truy cập cho blog hay cạnh tranh các ý tưởng mới mang những từ khóa phổ biến. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là liệu bài viết đó của bạn có đáng đăng lên hay không hay nó chỉ làm những người đọc thất vọng về sự chờ đợi của họ. Nếu bạn đã quen cung cấp cho độc giả các thông tin nóng hổi, mới nhất thì tốt nhất đừng đăng lại các nội dung cũ kỹ. Hoặc nếu blog bạn chuyên viết hướng dẫn, phân tích về chủ đề kỹ thuật thì tốt nhất đừng đăng một bài viết về khảo sát tình dục học gì gì đấy. Chỉ vậy thôi.Bạn đã làm đủ 4 việc làm này chưa?
Nãy giờ bạn đã xem qua những lời chia sẻ dài dòng về những việc làm để SEO bài viết cho blogger, vậy nói tóm lại khi viết bài, nếu bạn muốn bài viết đạt thứ hạng cao trên máy tìm kiếm thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Nội dung thu hút, nhiều người tìm kiếm.
- Tập trung tăng lượt truy cập trước, SEO sau.
- Sử dụng từ khóa hợp lý.
- Tối ưu hóa thẻ title và meta descriptions. hoặc tìm hiểu và cách dùng chi tiết tại đây
- Bonus: Cách sử dụng Tag và Category hợp lý.
Vậy hiện tại bạn đã làm đủ các bước này chưa? Và bạn thấy hiệu quả nó mang lại như thế nào?
Chúc các bạn thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét